Hotline
0979048841Bài Vị Thờ Gia Tiên Đẹp Chuẩn Phong Thuỷ Tại Nam Định
Liên Hệ: 0979.048.841 - 0972.853.693 (call - zalo)
Chất liệu gỗ: Gỗ mít, gỗ hương, gỗ dổi, gỗ gụ
Kích thước: Phụ thuộc vào từng không gian thờ bên chúng tôi sẽ thiết kế cho phù hợp.
Chất liệu sơn: Sơn son thếp vàng
Chất liệu thiếp: thiếp vàng ta, vàng nhật
Giá thành: Tùy thuộc vào kích thước, chất liệu, mẫu mã mà khách hàng lựa chọn.
Địa chỉ: Làng Nghề Đồ Gỗ Mỹ Nghệ 2, Hải Minh, Hải Hậu, Nam Định
Tóm tắt nội dung [Ẩn]
Theo phong tục từ thời xa xưa để lại, thờ cúng tổ tiên là nét đẹp đậm tính nhân văn của người Việt Nam. Thể hiện lòng hiếu thảo, tôn kính với ông bà tổ tiên. Ngày nay, người ta chú trọng vào việc xây dựng và phát triển không gian thờ cúng. Việc lựa chọn những vật phẩm thờ cúng đẹp chuẩn phong thuỷ để tạo không gian trang trọng, ấm cúng cho gian thờ luôn là lựa chọn hàng đầu của mọi gia chủ. Bài Vị thờ là một trong những vật phẩm quan trọng không thể thiếu được đó. Vậy Bài Vị thờ có ý nghĩa gì? Cách bài trí Bài Vị sao cho chuẩn phong thuỷ mang lại tài lộc cho gia chủ? Địa chỉ uy tín đặt mua Bài Vị thờ hiện nay? Hãy cùng Đồ Thờ Xuân Đính tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Bài Vị (hay còn gọi là Long Vị) dùng để để tên người đã khuất trên bàn thờ gia tiên. Bài Vị là một cái thẻ làm bằng gỗ hoặc giấy mỏng, ở giữa ghi họ tên chức tước, phía hai bên ghi ngày tháng năm sinh - tử của người được gọi là thần chủ. Những gia đình có điều kiện thường đặt bài vị trong Khám Thờ hoặc Cỗ Ngai thờ.
Bài vị trong việc thờ cúng là một phần quan trọng trong nhiều tín ngưỡng tôn giáo và văn hóa trên khắp thế giới. Nguồn gốc của thực hành này có thể được tìm thấy trong lịch sử và truyền thống văn hóa của các quốc gia và dân tộc.
Bài vị không chỉ sử dụng để khắc thông tin của người đã khuất trong gia đình lên như một di ảnh. Bên cạnh đó đây được xem là vật phẩm tâm linh của người Á Đông, cũng như quy định của từng vùng.
Đây được xem là mẫu Bài Vị thờ cúng bằng gỗ được sơn son thếp vàng độc đáo, giúp mang đến cảm giác sang trọng, quý tộc và uy nghi. Đặc biệt, phía trên và dưới bài vị được chạm trổ họa tiết đầu rồng tinh tế, độc đáo. Hai bên được thiết kế với những họa tiết vân mây cách điệu, hơi mang xu hướng hoài cổ thể hiện sự kính trọng và tượng nhớ đến người đã khuất. Mẫu bài vị này phù hợp với nhiều thiết kế bàn thờ truyền thống.
Đây vật phẩm để các thế hệ sau luôn nhớ đến và phải biết ơn đến cội nguồn của mình.Trong văn hóa phương Đông nói chung và văn hóa Việt nói riêng, bàn thờ gia tiên chính là nơi linh thiêng nhất, thần thánh nhất của một ngôi nhà.
Người Việt ta luôn quan niệm con cháu đời sau nếu mong muốn sung túc, no ấm thì bàn thờ gia tiên trong nhà phải luôn gọn gàng, sạch sẽ, được sắm sửa đầy đủ. Vừa thể hiện lòng thành kính với ông bà, tổ tiên đã mất vừa hy vọng được các cụ phù hộ độ trì.
Trong văn hóa Việt Nam, Bàn thờ là nơi linh thiêng nhất của ngôi nhà, được ví như "chốn ngự về" của gia tiên, thần linh. Người xưa quan niệm "trần sao âm vậy" con chúa có muốn sống no đủ, bình an, may mắn thì bàn thờ gia tiên phải đủ đầy, tươm tất, có như vậy bề trên mới phù hộ cho gia đình, dòng tộc. Việc thờ cúng tổ tiên được coi là một nét đẹp tâm linh, truyền thống và tôn kính gia đình, tổ tiên đã qua đời.
Với việc lựa chọn được mẫu bài vị gỗ cao cấp hợp phong thuỷ, hợp lễ nghi sẽ thể hiện được lòng thành kính của người sống đối với người đã mất. Vừa mang ý nghĩa tâm linh lại vừa có giá trị cao quý. Đây được xem là vật phẩm mang ý nghĩa tâm linh ảnh hưởng đến chính tài vận của mỗi gia đình hiện nay.
Bài Vị được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, chủ yếu được làm từ những chất liệu có độ bền cao như: Gỗ Gụ, Gỗ Dổi, Gỗ Vàng Tâm mang lại sự trang nghiệm cho không gian thờ tự. Trước kia, Bài Vị thường được làm từ đồng nguyên khối vì có độ bền cao.
Bàn thờ có kích thước bàn thờ chuẩn phong thủy. Bài Vị cũng có kích thước sao cho chuẩn tâm linh nhất. Vậy khi đi chọn mua hay đặt đóng bài vị cần cân nhắc kích cỡ sao cho phù hợp với bàn thờ gia đình, để nhìn sao cho cân đối đẹp mắt.
Vậy bài vị thường có kích thước như thế nào?
+Kích thước trong lòng bài vị:
Trong lòng để viết chữ rộng từ 3cm – 4cm.
Chiều dài lòng cao từ 13cm – 21cm.
+ Kích thước tổng thể bài vị:
Cao 38cm cung tốt (Tài chí, Tiến bả) X Rộng 17cm cung tốt ( Thêm đinh ,Tài vượng);
Cao 41cm cung tốt (Tiến bảo, Đinh) X Rộng 18cm cung tốt (Lợi Ích);
Cao 61cm cung tốt (Lợi ích, Tài lộc) X Rộng 21cm cung tốt (Đại cát, Tiến bảo).
Hoặc gia chủ có thế chọn một số kích thước khác trên thước Lỗ Ban, cần chọn kích thước có tỉ lệ cân đối hai hòa.
+ Người ta thường nói "Ngũ Đại Mai Thần Chủ" nghĩa là Bài vị được lưu giữ 5 đời kể từ người chủ cúng trên tủ thờ , đến đời thứ 6 được đem đốt hoặc thiên di vào nhà thờ tộc họ để thờ chung.
+ Số chữ viết trên bài vị phải được chia hết cho 4, hoặc chia cho 4 còn dư 3 (không được dư 1 hoặc dư 2) theo cách đếm tuần tự 4 chữ: Quỷ – Khốc – Linh – Thính. Nếu là người nam thì phải vào chữ Linh (dư 3), người nữ phải vào chữ Thính (chia hết) là được.
+ Chữ trên bài vị tổ tiên ngày nay thường được viết chữ Tiếng Việt. Tuy nhiên vẫn còn nhiều gia đình chuộng chữ Hán theo phong cách cổ xưa để tỏ vị thế trang trọng tôn nghiêm . Chữ viết là tuỳ vào mong muốn của gia đình không có khuôn mẫu cố định.
Một bài vị cần ghi nội dung như thế nào, sao cho đầy đủ và cô đọng nhất? Quý vị có thể than khải quy tắc sau:
- Trước tiên trên bài vị ghi rõ vai vế người được thờ cúng trong nhà:
như cha = hiển khảo; ông nội = tổ khảo; bà cố = tằng tổ tỷ; ông sơ = cao tổ khảo); tiếp đến là tước vị (nếu có); sau đó là tên (gồm tên húy = tên chính, tên tự, tên hiệu, tên thụy … nếu có). Nếu là bài vị mẹ hoặc bà thì ghi theo tước vị của cha, ông; sau đó ghi họ của ông + nguyên phối (hoặc thứ thất, kế thất, trắc thất…) phu nhơn.
Thứ 2: Nếu viết bằng chữ Hán Nôm lưu ý thứ tự viết từ trên xuống dưới và từ phải qua trái.
- Hàng bên trái (từ trong nhìn ra) ghi ngày tháng năm sinh của người đã khuất.
- Hàng bên phải (từ trong nhìn ra) ghi ngày tháng năm mất. Cuối cùng là 3 chữ “chi Linh vị”, cũng có khi ghi “Thần chủ” hoặc “Linh vị”.
Đối với các chủ nhà là trưởng Họ, trưởng Chi thì thần chủ của họ và của chi không bao giờ thay đổi. Còn thần chủ của gia từ có sự thay đổi theo phong tục “ngũ đại mai thần chủ”. Tức là trên bàn thờ bao giờ cũng chỉ có 4 bài vị ghi 4 thần chủ theo thứ bậc là cao, tằng, tổ, khảo tức kị, cụ, ông, cha. Cứ đến đời sau thì ông tứ đại thành ông ngũ đại nên đốt thần chủ ông ngũ đại đi rồi nhắc lần lượt lên. Ngày nay, nhiều gia đình thường thay bài vị bằng di ảnh thờ hoặc tượng chân dung.
Việc thờ cúng bằng bài vị từ lâu đã không còn quá xa lạ đối với người Việt Nam. Vậy bài trí Bài Vị trên ban thờ như thế nào mới đúng?
Đối với người Việt, Ban thờ luôn là nơi trang trọng linh thiêng trong gia đình. Cách bày trí bàn thờ gia tiên đẹp chuẩn phong thuỷ luôn được sắp xếp một cách tỉ mỉ và cẩn thận chu đáo. Một số những điều quan trọng nhất chính là cách đặt di ảnh trên ban thờ gia tiên. bài vị ban thờ gia tiên là vật tượng trưng cho các vị tổ tiên mà gia chủ đang thờ cúng.
Nếu gia đình chỉ thờ cúng tổ tiên, thì bài vị sẽ được đặt ra chính giữa. Nếu thờ cúng nhiều người theo thế hệ thì cách sắp xếp ảnh trên ban thờ gia tiên sẽ theo quy luật nam tả (trái) - nữ hữu (phải).
Số chữ viết trên bài vị phải chia hết cho 4 hoặc chia cho 4 còn dư 3 (không được dư 1 hoặc 2). Theo cách đếm tuần tự 4 chữ: Quỷ - Khốc - Linh - Thính, nếu là người nam thì phải vào chữ Linh (dư 3), người nữ vào chữ Thính (chia hết là được).
Tương ứng nhìn từ bên ngoài vào ban thờ thì nam bên phải, nữ bên trái. Đây là cách sắp xếp ban thờ gia tiên theo tập tục từ xưa đến nay, không hề có sự thay đổi. Khi lựa chọn kích thước ảnh thờ, gia chủ nên lựa chọn kích thước sao cho phù hợp thể để khi nhìn tổng thể sẽ thấy cân đối, phù hợp hơn.
Bài vị có thể đặt riêng trong Ngai thờ hoặc trong khám thờ. Nơi thích hợp nhất để đặt bài vị là trước nhà, tiền đường. Nếu sống ở nhà tầng thì nên đặt bài vị ở vị trí cao nhât. Tuyệt đối không đặt bài vị giáp với gian bếp, vệ sinh.
Nếu bài vị đâm thẳng cửa lối đi thì gia chủ không nhận được tài lộc, may mắn, mà còn rước tai ương vào nhà. Tránh đặt bài vị đối diện với mặt phẳng có tính phản chiếu như gương, hồ cá. Tránh đặt bài vị dưới thanh xà ngang trên nóc nhà dễ tạo sự bí bách, nặng nề. Dưới chân bài vị không đặt các thiết bị như tivi, máy tính, loa...
Việc ghi vai vế của người được thờ trong bài vị thờ gia tiên là một vấn đề phụ thuộc vào các tín ngưỡng, truyền thống và quan điểm của từng gia đình hoặc cộng đồng. Tuy nhiên, dưới đây là một số quan điểm phổ biến về việc này:
Ghi vai vế của người được thờ: Một số gia đình cho rằng ghi vai vế của người được thờ là cần thiết để tôn kính và tưởng nhớ tổ tiên. Điều này có thể bao gồm việc ghi tên và tiểu sử của người được thờ, như ngày sinh, ngày mất, và các đóng góp đáng kể của họ cho gia đình hoặc cộng đồng.
Không ghi vai vế của người được thờ: Một số gia đình cho rằng việc ghi vai vế của người được thờ không cần thiết hoặc không phù hợp trong bài vị thờ gia tiên. Thay vào đó, họ tập trung vào việc thể hiện lòng thành kính, biết ơn và sự tưởng nhớ đối với tổ tiên mà không cần ghi chép chi tiết về cuộc đời của họ.
Quyết định có nên ghi vai vế của người được thờ trong bài vị thờ gia tiên hoàn toàn thuộc về gia đình hoặc cộng đồng và cần được tôn trọng. Điều quan trọng là tạo ra một không gian thể hiện lòng thành kính và tưởng nhớ tổ tiên, dựa trên những giá trị và quan điểm mà gia đình hoặc cộng đồng đã thiết lập.
Hiện nay, trên thị trường đồ thờ cúng có rất nhiều cơ sở địa chỉ cung cấp các sản phẩm Bài vị thờ. Tuy nhiên đâu mới là cơ sở cung cấp các sản phẩm uy tín, chất lượng với giá cả tốt mới là điều mà nhiều gia chủ quan tâm.
Đồ Thờ Xuân Đính là đơn vị chuyên sản xuất và cung cấp các sản phẩm nội thất đồ thờ uy tín, chất lượng hàng đầu Việt Nam. Chúng tôi có xưởng sản xuất lớn với đội ngũ nghệ nhân giỏi tại làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ truyền thống nổi tiếng được mệnh danh là cái nôi của nghề mộc tại Nam Định.
Đồ Thờ Xuân Đính tự tin đem đến cho quý khách hàng trên thị trường những mẫu bài vị đẹp chuẩn phong thuỷ với giá tốt nhất do chúng tôi trực tiếp phân phối mà không thông qua bên trung gian thứ ba. Chế độ bảo hành 10 - 15 năm tuỳ từng sản phẩm, bảo trì trọn đời.
Vậy là thông qua bài viết trên, quý gia chủ chắc hẳn đã hiểu hơn về tầm quan trọng của bài vị trong tín ngưỡng thờ cúng của Việt Nam ta, cũng như nắm được một số nguyên tắc cơ bản trong việc lập và sắp xếp bài vị trên ban thờ.
Để tìm hiểu thêm về những đồ nội thất cần thiết trang trí cho ban thờ gia tiên, dòng họ thêm ấm cúng, mời mọi người hãy đọc những bài viết tiếp theo được đăng tải trên website: dothoxuandinh.vn nhé!
Bài Viết Tham Khảo:
Mách bạn mẫu Bàn Thờ Gỗ bền đẹp, chuẩn phong thuỷ, giá tốt nhất tại Nam Định
Mẫu Cửa Võng sơn son thếp vàng đẹp tinh sảo, chuẩn lối cổ xưa được ưa chuộng tại Hà Nội
Mẫu Hoành phi Câu đối gỗ cao cấp, uy tín, chất lượng nhất tại Nam Định
Top 10+ mẫu khung ảnh thờ bền đẹp, chất lượng, chuẩn phong thuỷ nhất
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Cơ sở sản xuất: ĐỒ THỜ XUÂN ĐÍNH - Chuyên thiết kế, trang trí nội thất đồ thờ Sơn Son Thếp Vàng, thi công hoàn thiện các công trình Tôn Giáo
Hotline: 0979.048.841 Mr Điền (call - zalo)
Website: dothoxuandinh.vn
Youtube: https://www.youtube.com/@othoxuaninh6631
Fanpage: https://www.facebook.com/profile.php?id=10009143068932
Địa chỉ: Làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ 2, Hải Minh, Hải Hậu, Nam Định.
Đánh giá:
Gửi đánh giá của bạn về bài viết: | Gửi đánh giá |
FANPAGE: https://www.facebook.com/profile.php?id=100091430689328
Địa chỉ
Làng Nghề Đồ Gỗ Mỹ Nghệ 2, Hải Minh, Hải Hậu, Nam Định.Hotline
0979048841