Hotline
0979048841Nghề Mộc là nghề truyền thống vơi schiều dài phát triển hàng trăm năm tuổi. Trải qua thăng trầm của thời gian, thật may mắn vì nghề mộc không hề bị mai một đi mà hiện nay đã được nâng tầm lên 1 bước phát triển mới hiện đại hơn trước rất nhiều. Từ những kinh nghiệm quý báu ông cha ta để lại, thế hệ sau đã đúc kết và tư duy sáng tạo giúo nghề mộc mỹ nghệ truyền thống được phát triển mạnh mẽ đến tận bây giờ. Để có thể hiểu nghề mộc là gì và những thông tin xoay quanh loại ngành nghề này, mời các bạn cùng Đồ Thờ Xuân Đính chúng tôi tìm hiểu trong bài viết ngay sau đây nhé!
Nghề Mộc có lẽ đã không còn quá xa lạ với chúng ta trong cuộc sống hiện nay. Để trả lời câu hỏi này chúng ta nên hiểu rằng từ “Mộc” trong văn hóa tiếng Việt từ xưa có nghĩa là gỗ. Theo cách gọi thân thuộc thì nghề mộc tức là nghề làm đồ gỗ, gia công chế tác sản phẩm làm từ gỗ.
Nghề mộc bao gồm các quy mô làm việc nhỏ như phân xưởng gia đình cho đến quy mô phân xưởng công nghiệp lớn hơn. Chung quy nghề mộc là nghề chế tác ra những sản phẩm từ chất liệu gỗ và hướng đến những giá trị thẩm mỹ đẹp đẽ trong không gian nội thất và ngoại thất. Đó là một nghề thủ công và chế tác, liên quan đến việc làm các sản phẩm và công trình bằng gỗ. Người làm nghề mộc được gọi là thợ mộc. Các thợ mộc thường sử dụng các công cụ và kỹ thuật đặc biệt để cắt, đục, mài và ghép nối các mảng gỗ để tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau, từ đồ nội thất như ghế, bàn, tủ, đến cửa sổ, cửa ra vào, sàn gỗ, và nhiều sản phẩm gỗ khác.
Nghề mộc đòi hỏi kỹ năng chế tác và thiết kế, cũng như kiến thức về các loại gỗ và cách làm việc với chúng. Thợ mộc cũng cần phải hiểu về kỹ thuật và an toàn làm việc để tránh tai nạn và đảm bảo chất lượng sản phẩm cuối cùng. Nghề mộc có thể được thực hành trong các cơ sở sản xuất lớn hoặc làm thủ công tại các cửa hàng nhỏ.
Những người "thợ mộc" thật tuyệt vời. Họ là những "nghệ nhân" mỹ nghệ đã sử dụng đôi bàn tay khéo léo, đôi mắt thẩm mỹ năng khiếu về nghệ thuật để tạo ra các sản phẩm mỹ nghệ độc đáo, đẹp mắt với những hoa văn, hoạ tiết nổi bật trên các món đồ như là: Giường, Tủ, Bàn ghế, Tranh Gỗ, Nội thất đồ thờ cúng....những vật phẩm này không những mang lại giá trị vật chất phục vụ nhu cầu hàng ngày của con người mà cond mang những giá trị về thẩm mỹ, tinh thần, thưởng thức nét tinh hoa văn hoá cổ truyền qua những hoạ tiết, hoa văn sắc nét đặc sắc.
Nghề mộc là một nghề thủ công và chế tác gỗ, có ý nghĩa quan trọng trong xã hội và nền kinh tế vì nó đáp ứng nhu cầu của con người về các sản phẩm và công trình bằng gỗ. Dưới đây là một số ý nghĩa của nghề mộc:
Tạo ra sản phẩm gỗ: Nghề mộc giúp tạo ra nhiều sản phẩm gỗ cần thiết trong cuộc sống hàng ngày, bao gồm đồ nội thất, cửa sổ, cửa ra vào, sàn gỗ, và nhiều sản phẩm khác. Những sản phẩm này đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp sự tiện ích và đẹp mắt trong ngôi nhà và môi trường làm việc.
Bảo tồn và tái chế gỗ: Thợ mộc có thể tham gia vào việc tái chế và bảo tồn gỗ, giúp giảm thiểu lượng phế thải và tiêu thụ tài nguyên gỗ. Điều này đóng góp vào bảo vệ môi trường và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên tự nhiên.
Tạo ra nghệ thuật và thiết kế: Nghề mộc không chỉ là việc tạo ra các sản phẩm chức năng mà còn liên quan đến sự sáng tạo và nghệ thuật. Thợ mộc có thể thiết kế và chế tác các tác phẩm gỗ độc đáo và thẩm mỹ, mang lại giá trị nghệ thuật cho cộng đồng.
Cung cấp việc làm: Nghề mộc tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho những người có kỹ năng và đam mê trong lĩnh vực này. Điều này giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp và cải thiện đời sống của người làm nghề mộc và gia đình họ.
Công đoạn đầu tiên để có thể tạo ra được những sản phẩm mỹ nghệ hoàn hảo nhất đó là phải chuẩn bị các nguyên liệu hoàn hảo nhất. Chủ yếu nguyên liệu ở đây là gỗ tự nhiên được lấy từ trên rừng, chế biến và lựa chọn cẩn thận kĩ lưỡngnhư là Gỗ đinh, Gỗ lim, Gỗ táu, Gỗ lát, Gỗ mun, Gỗ sến,....
Tuy nhiên việc tìm kiếm khá là khó bởi tình trạng đốt, cháy rừng khá nhiều. Do đó, nhiều làng nghề phải sử dụng các loại gỗ như Gỗ hương, Gỗ trắc, Gỗ gụ...được nhập ở các lái buôn mang về bán ở các chợ mộc.
Xong phần chuẩn bị nguyên liệu gỗ, tiếp đến người thợ mộc cần chuẩn bị các vật dụng không thể thiếu được như:
Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ hiện đại đã có rất nhiều công cụ máy móc được sử dụng trong quá trình làm mộc thay cho các dụng cụ thủ công như máy xẻ CD, Máy đục CNC, máy cưa, máy bào, máy trà nhẵn, máy khoan,... Do đó, quy trình làm tạo nên tác phẩm đồ gỗ mỹ nghệ cũng trở nên chuyên nghiệp và nhanh chóng, tiện lợi so với trước kia rất nhiều.
3. Quy Trình Sản Xuất Các Sản Phẩm Mộc Mỹ Nghệ
Để có thể sản xuất ra các sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ người thợ phải trải qua khá nhiều các công đoạn tỉ mỉ như sau:
- Đầu tiên, người thợ cần đưa ra các ý tưởng cho sản phẩm mình chuẩn bị làm, và trình bày ý tưởng đó ra thành các bản vẽ mẫu trên giấy hoặc vẽ trên máy tính.
- Sau đó, lựa chọ loại gỗ phù hợp, tiến hành lấy mực rồi cho thợ xẻ phá gỗ ra thành các tấm gỗ nhỏ có kích thước dộ dày mỏng khác nhau tuỳ vào mục đích sử dụng.
- Người thợ sẽ giao cho thợ ngang pha gỗ, thực hiện các công đoạn như cưa, cắt, đục, bào,..lắp ghá để hình thành nên dáng ban đầu của sản phẩm. Những bộ phận hoa văn trang trí nhỏ khác sẽ được giao cho thợ chạm khắc làm cùng thời điểm đó.
- Thợ ngang và thợ chạm khắc sẽ cùng phối hợp với nhau để chỉnh sửa những phần còn cong vênh hay lệch để hoàn thiện sản phẩm.
- Cuối cùng, sản phẩm muốn được hoàn thiện tới tay khách hàng thì cần đến bàn tay của những người thợ làm nhẵn, sơn, son thếp vàng, phun,...gói bọc hàng và vận chuyển lắp ráp cho khách hàng.
Các sản phẩm mà nghề mộc hướng tới cũng vô cùng đa dạng, ứng dụng rộng rãi từ trong gia đình như: bàn ghế, tủ quần áo, tủ bếp, kệ tivi, giường,... Ngoài ra, các chi tiết gỗ còn tạo điểm nhấn trong kiến trúc khu du lịch, căn hộ nghỉ dưỡng.
Bên cạnh đó, sản phẩm nghề làm mộc còn được ứng dụng trong các kiến trúc cổ điển đình chùa, miếu mạo,... hoặc tôn tạo các di chỉ văn hóa xa xưa. Đối với Đồ Thờ Xuân Đính, các nghệ nhân luôn gìn giữ và phát huy những truyền thống tốt đẹp của nghề mộc. Từ đó, tạo nên những ngôi nhà gỗ, những công trình ý nghĩa cho mọi người.
Một góc hình ảnh sản phẩm của nghề mộc với những nét chạm khắc tinh sảo
Thợ mộc được ví như một người nghệ sĩ, họ phải hội tụ đầy đủ những yếu tố quan trọng mới có thể làm cho khán giả của mình bị thu hút. Ngày nay, khi đời sống con người tăng cao, nhu cầu về tính thẩm mỹ cũng được nâng lên đáng kể. Những sản phẩm đồ gỗ lỗi thời, lạc hậu và thiếu điểm nhấn sẽ không thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng. Thường thì những sản phẩm này do những người thợ thiếu sự sáng tạo thiết kế ra.
Sự sáng tạo, tư duy hay thẩm mỹ chính là những yếu tố được hình thành ngay từ khi có ý tưởng, theo đó thợ mộc sẽ lựa chọn vật liệu phù hợp, gia công và chế tác nó theo ý tưởng của mình.
Đồ Thờ Xuân Đính luôn là lựa chọn tin cậy và uy tín đối với mọi người, luôn gìn giữ những nét truyền thống và không ngừng học hỏi phát triển những công nghệ mới, hiện đại để kết hợp tạo nên những công trình ý nghĩa.
Nghề chạm khắc gỗ là nghề vừa có tính thực tế vừa mang chất nghệ thuật. Các sản phẩm gỗ tạo ra đều mang tính hữu ích trong cuộc sống như bàn ghế, tủ kệ, sập, cửa gỗ, ... Các sản phẩm có giá trị mỹ thuật như tranh gỗ, phù điêu, tượng Phật, hay những sản phẩm thuần chất nghệ thuật được kết hợp từ phổ biến thời trang khác nhau.
Ngoài các sản phẩm chạm khắc gỗ đơn thuần bằng đục, sản phẩm mộc chạm khắc còn được kết hợp với khảm, xà cừ hay kỹ thuật sơn mài rất đặc sắc. Dấu tích còn lại của các đình, cung điện vua chúa xưa kia được xem là minh chứng rõ ràng nhất cho sự phát triển của nghệ thuật điêu khắc gỗ Việt Nam. Điêu khắc gỗ nhà Lý được xem là phát triển và có tác phẩm lớn nhất.
Điêu khắc gỗ ở thời này thường nghiêng về trang trí nội thất, có mối quan hệ khăng khít với kiến trúc thời bấy giờ. Đình chùa được chạm khắc với các hoa văn họa tiết cầu kì trên các cánh cửa, cột chống hay những con rồng phượng uốn lượn trên mái hiên,... hay các cấu kiện của một ngôi nhà gỗ.
Nghệ thuật điêu khắc gỗ Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều từ Trung Quốc về cách kiểu mẫu cũng như cách sử dụng và trưng bày các vật phẩm gỗ. Cùng với thời gian và sở thích của người Việt, các sản phẩm điêu khắc gỗ đã tạo nên được một tư thế riêng, chứa đựng trong đó là các phong tục văn hóa mang đậm hồn Việt hơn.
2. Một Số Khái Niệm Giúp Chúng Ta Hiểu Hơn Về Điêu Khắc Gỗ
- Định nghĩa điêu khắc của người phương tây: Điêu khắc là một ngành nghề nghệ thuật của nghệ thuật tạo hình, được thông minh theo nguyên tắc về thể tích, hình khối, vật chất trong ko gian ba chiều và chịu sự chi phối của các quy luật tạo hình.
- Định nghĩa điêu khắc của người Việt Nam: Từ “điêu khắc” có duyên do Hán – Việt. “Điêu” là chạm khắc, đề cập rộng ra thì các lối chạm trổ thì gọi là điêu. Lấy dao vạch vào vật gì đó thì gọi là "Khắc". Như vậy Điêu khắc có tức là dùng dụng cụ cứng như kim khí (đục, dao…) tác động vào các chất liệu cứng như đá, gỗ, xương, ngà voi tạo nên những tác phẩm nghệ thuật. tương tự khái niệm về điêu khắc ở đây cũng bắt nguồn từ cách thức tạo hình trên chất liệu.
Nghệ nhân sẽ dùng các vật chuyên dụng để khắc, mài lấy đi các phần thừa theo tạo hình đã lên ý tưởng trước hoặc cũng có thể được lắp ráp thêm một số thành phần khác. tuy nhiên có hai môn phái to trong điêu khắc đó là Chạm khắc và Phù điêu.
- Phù điêu gỗ: Phù điêu là mẫu điêu khắc được thực hiện trên mặt phẳng, có sự gắn kết khắn khít với mặt phẳng đấy. Mặt phẳng đóng vai trò là nền móng căn bản và là phông nền của hình khối bên trên. nó có thể kiến tạo gần xa bằng các lớp không gian và tạo nên ảo giác về ko gian.
Phù điêu cho phép triển khai các bố cục phức tạp như bố cục có rộng rãi lớp nhân vật, thậm chí thể hiện được những công trình kiến trúc và tranh phong cảnh. Phù điêu được chia thành hai dòng đấy là phù điêu khoét lõm và phù điêu nổi.
- Chạm khắc gỗ: Chạm khắc là tác động vào những hình khối phẳng gọn ghẽ, tinh tế nhất nhằm diễn tả tác phẩm hay phổ thông ý nghĩa của tác phẩm. Chạm khắc có hai nhánh nhỏ đấy là trạm khắc trên mặt phẳng như tranh khắc gỗ và trạm khắc trên những hình khối còn được gọi làm chạm khắc tượng tròn.
Bài Viết Liên Quan: Bật Mí Phong Thuỷ Đồ Thờ Chuẩn Nhất 2023 Mà Ít Ai Biết Đến
Lựa chọn địa chỉ đặt mua đồ gỗ ở đâu là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Việc này không chỉ quyết định chất lượng, tính thẩm mỹ của các sản phẩm đồ gỗ mà còn đảm bảo phù hợp với văn hóa tâm linh của người Việt, ảnh hưởng trực tiếp đến việc thờ cúng gia tiên linh thiêng của gia chủ.
Lưu Ý
Hiện nay để hạ giá thành sản phẩm nên trên thị trường có rất nhiều sản phẩm trôi nổi không rõ nguồn gốc của gỗ, khi sản phẩm đã sơn lên thì không thể biết được chính xác loại gỗ và chất lượng gỗ. Chính vì vậy khuyên quý khách nên kiểm tra mộc kỹ trước khi sơn để đảm bảo quyền lợi của quý khách hàng!
Cơ sở sản xuất Đồ Thờ Xuân Đính sau khi hoàn thiện mộc sẽ để quý khách kiểm tra chất lượng họa tiết và chất lượng gỗ. Khi đã đạt yêu cầu mới sơn son thếp vàng - sơn phủ lên màu hoàn thiện nên quý vị có thể yên tâm vào chất lượng.
Đồ Thờ Xuân Đính luôn đặt uy tín, chất lượng lên hàng đầu. Để xây thương hiệu riêng, cơ sở chúng tôi đảm bảo gỗ lõi chất lượng tốt. Đồng thời luôn cố gắng tìm tòi sáng tạo các mẫu mã đẹp, tinh xảo, kỳ công không chạy theo hàng giá rẻ.
Bài Viết Liên Quan: Mê Mẩn với những mẫu Hoành Phi Câu Đối Cửa Võng đẹp timh sảo tại Nam Định 2023
Sứ Mệnh Và Cam kết Khi Quý Khách Hàng Lựa Chọn Cơ Sở Đồ Gỗ, Đồ Thờ Xuân Đính Chúng Tôi
Mỗi sản phẩm Đồ gỗ yêu cầu người làm nghề cần sự tỉ mỉ, trau chuốt, thổi hồn vào từng sản phẩm. Thấu hiểu được điều đó nên tất cả sản phẩm của Đồ Thờ Xuân Đính đều phải được chế tác thủ công, phải được tạo ra từ sức lao động, sự chuyên tâm, tận tụy vì khách hàng. Công đoạn hoàn thiện sản phẩm ở mỗi chi tiết ngoài việc làm sạch trên bề mặt thì chúng tôi luôn dành thời gian làm các góc cạnh phải được ráp thật nhẵn, mịn nhưng vẫn giữ được độ sắc nét cần thiết của chi tiết.
Nói đến đâu làm đến đó, lấy sự chuyên cần, tâm huyết với khách hàng để tạo niềm tin tuyệt đối, khách hàng hoàn toàn yên tâm với những tác phẩm của chúng tôi. Luôn đem toàn bộ chất xám, kinh nghiệm và năng lực để chế tác nên những tác phẩm mang tính độc đáo, tinh xảo từ trí tuệ người thợ yêu nghề.
Chúng tôi xin gửi đến quý khách hàng lời chúc sức khỏe, thành công và thịnh vượng. Chân thành cảm ơn quý khách hàng đã luôn quan tâm, ủng hộ và sử dụng các sản phẩm của chúng tôi trong thời gian qua.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Cơ sở sản xuất: Đồ Thờ Xuân Đính
Địa chỉ: Làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ 2, Hải Minh, Hải Hậu, Nam Định
Hotline: 0979.048.841 Mr Điền (call - zalo)
Website: dothoxuandinh.vn
Chia sẻ bài viết:
Địa chỉ
Làng Nghề Đồ Gỗ Mỹ Nghệ 2, Hải Minh, Hải Hậu, Nam Định.Hotline
0979048841