Dothoxuandinh.nguyendien@gmail.com nguyendien1309@gmail.com 0979048841

Hotline

0979048841
GIỎ HÀNG ( 0 )
Danh mục sản phẩm
MENU
29/08/2023 - 8:39 AMViệt Hà 500 Lượt xem

Tổng Quan Về Phong Thủy Bài Vị Thờ Mới Nhất 2023 Mà Không phải Ai Cũng Biết 

Phòng thờ luôn có một ý nghĩa tinh thần quan trọng trong đời sống của mỗi gia đình Việt Nam. Đó là nơi linh thiêng nhất trong nhà và cũng nơi thể hiện lòng thành kính của con cháu với đấng bậc bề trên. Việc thờ cúng ông bà tổ tiên không chỉ thể hiện qua hành động mà cùng với đó là những vật phẩm, những món đồ tâm linh cũng được chúng ta quan tâm gửi gắm tình cảm qua đó rất nhiều. Trong đó, Bài Vị Thờ là một vật phẩm quan trọng trong văn hoá và tín ngưỡng của nhiều dân tộc Châu Á, đặc biệt các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam và nhiều quốc gia Đông Á khác. Vậy Bài Vị thờ là gì? Nó có vai trò quan trọng như thế nào trong việc thờ cúng tâm linh? Bài trí Bài Vị cần kiêng kị những gì? Đặt sao cho chuẩn phong thủy nhất để đem lại tài lộc, may mắn cho gia chủ? điều nay không phải ai cũng biết. Vậy hãy cùng Đồ Thờ Xuân Đính chúng tôi tìm hiểu trong bài dưới đây nhé! 


Khái Niệm Và Ý Nghĩa Của Bài Vị Trong Văn Hóa Thờ Cúng  

Bài vị trong nghi thức thờ cúng của người Việt không chỉ đơn thuần là vật phẩm trang trí trên bàn thờ mà còn mang ý nghĩa sâu sắc đối với người đã mất và người sống. Nó là một tấm thẻ có tầm quan trọng vượt xa việc trang hoàng không gian thờ cúng, thể hiện lòng biết ơn công đức và cội nguồn, và cũng là cách để truyền giữ và giới thiệu cho đời sau về những giá trị văn hóa và tâm linh.

 Mẫu Bài Vị thờ được thiết kế và hoàn thiện tại Xưởng Đồ Thờ Xuân Đính

Mẫu Bài Vị thờ được thiết kế và hoàn thiện tại Xưởng Đồ Thờ Xuân Đính 

Khi chúng ta hiểu rõ ý nghĩa và tục lệ của bài vị thờ, chúng ta sẽ nhận thấy giá trị quan trọng mà nó mang lại trong việc thờ cúng tổ tiên và thần linh. Người xưa đã rất cẩn trọng ngay từ việc chọn gỗ để làm bài vị, và tuân thủ các bước nghi lễ từ lập thỉnh, đề chủ, cúng tế cho đến mai thần chủ. Bài vị thờ không chỉ đơn thuần là một sản phẩm có sẵn mà là kết quả của quá trình tâm huyết và cống hiến.

1. Bài Vị Thờ 

Bài Vị (hay còn gọi là Long Vị) dùng để để tên người đã khuất trên bàn thờ gia tiên. Bài Vị là một cái thẻ làm bằng gỗ hoặc giấy mỏng, ở giữa ghi họ tên chức tước, phía hai bên ghi ngày tháng năm sinh - tử của người được gọi là thần chủ. Những gia đình có điều kiện thường đặt bài vị trong cỗ khám hoặc cỗ ngaiCũng có thể hiểu rằng, Bài vị thờ là tấm thẻ đặc biệt linh thiêng được đặt trên Bàn thờ trong các nơi thờ tự. Nó có vị trí trung tâm ghi họ tên, chức tước, cùng với ngày tháng năm sinh và ngày mất của người đã qua đời. 

2. Ý Nghĩa Trong Văn Hóa Thờ Cúng 

Đây vật phẩm để các thế hệ sau luôn nhớ đến và phải biết ơn đến cội nguồn của mình.Trong văn hóa phương Đông nói chung và văn hóa Việt nói riêng, bàn thờ gia tiên chính là nơi linh thiêng nhất, thần thánh nhất của một ngôi nhà. Người Việt ta luôn quan niệm con cháu đời sau nếu mong muốn sung túc, no ấm thì Bàn thờ gia tiên trong nhà phải luôn gọn gàng, sạch sẽ, được sắm sửa đầy đủ. Vừa thể hiện lòng thành kính với ông bà, tổ tiên đã mất vừa hy vọng được các cụ phù hộ độ trì.  

Mẫu BÀi Vị thờ gỗ dổi được sơn son thếp vàng phủ bóng, đẹp tinh sảo

Mẫu Bài Vị thờ gỗ dổi được sơn son thếp vàng phủ bóng, đẹp tinh sảo 

Theo quan niệm truyền thống, linh hồn hiện diện trên tấm Bài vị để nhận lễ cúng và thể hiện lòng nhớ ơn đến công đức của tiền nhân và các vị thần linh. Trong các di tích, các tấm bài vị thờ thần mang ý nghĩa rằng các vị thần linh đang trú ngụ ở đó để dân làng nhớ đến công đức và mong muốn được che chở, bảo vệ. Các làng thường tổ chức lễ hội cúng tế hoặc lễ rước bài vị hàng năm để tưởng nhớ công đức này. Những tấm bài vị này không phải ai cũng có thể xem hoặc chạm vào, vào ngày hội, chỉ những người được cộng đồng làng đề cử mới được thực hiện nghi lễ dâng và đặt lên kiệu để rước.

Với Bài vị thờ gia tiên, mỗi tấm thẻ đại diện cho linh hồn của người thân đã về với tổ tiên. Trong các dịp giỗ tết, gia đình tổ chức lễ giỗ con cháu thường đặt linh vị này để thể hiện lòng hiếu kính và nhớ đến tình thâm nghĩa trọng. Sau đó, những lời khấn nguyện được cầu mong để nhận được chứng giám và sự che chở, bảo vệ từ tổ tiên đến các thế hệ sau.

Tập tục này được lưu truyền và thừa kế từ đời này sang đời khác. Qua đó, chúng ta có thể hiểu một phần về ý nghĩa sâu sắc của văn hóa thờ bài vị trong nền văn hóa của người Việt. 

Phong Tục Và Các Nghi lễ Lập Bài Vị Thờ 

Phong tục và nghi lễ lập Bài vị thờ cho người đã mất là một phần rất quan trọng trong văn hóa thờ cúng. Theo quan niệm truyền thống, đặt thẻ bài lên bàn thờ và cúng giỗ chỉ là một phần nhỏ của nghi lễ. Dù cho việc này có đơn giản đến đâu, các bước lập thờ vẫn phải được thực hiện theo trình tự nhất định từ đầu đến cuối. Đồng thời, cần có quy định nghi lễ riêng cho từng tấm thẻ bài. 

Mẫu Bài Vị thờ bền đẹp được ưa chuộng nhất tại xưởng hiện nay

Mẫu Bài Vị thờ bền đẹp được ưa chuộng nhất tại xưởng hiện nay  

Cùng với nghi lễ, viết chữ trên Bài vị thờ tự cần phải chính xác, rõ ràng, cụ thể và tuân theo niêm luật. Ngoài ra, cần phải xác định được thẻ bài nào để thờ mãi mãi và thẻ bài nào chỉ thờ trong vài đời.

Trong văn hoá thờ cúng, việc tuân thủ trình tự và nghi lễ chỉnh chu là điều quan trọng để tạo nên nét đẹp toàn diện và trọn vẹn. 

Bài Vị Thờ Trong Các Di Tích Văn Hóa 

Trong các khu di tích văn hóa tâm linh như đình, chùa, đền, miếu, việc thờ cúng được thực hiện thông qua các vật phẩm thờ tự. Trong đó, tấm thẻ gọi là “Long vị” được sử dụng để thờ cúng vua, mang ý nghĩa rất trọng đại. Ngoài ra, còn có tấm thẻ “Thần vị” dùng để thờ cúng những người có công đối với dân tộc và quốc gia, như các vị thần thánh, thành hoàng, tổ nghề, tổ nghiệp… Các tấm thẻ bài cũng được sử dụng để thờ cúng các vị sư tại chùa và các vị tổ của các môn phái hoặc giáo phái.

Trong một số trường hợp, nếu không có tượng thờ, người ta sẽ tạo Bài vị để đại diện cho các vị thần. Điều này thường được thể hiện bằng việc khoác khăn choàng và đặt mũ lên tượng trưng như thể hiện sự hiện diện của các vị thần. Mỗi tuần tiết hoặc tiệc thánh, dân làng thường tổ chức các nghi lễ, và có những nơi thậm chí còn rước kiệu long trọng cho các thẻ bài thần vị. Tục lệ này được duy trì đều đặn hàng năm, bền vững qua các thời đại.

Bài Vị Trong Các Nhà Thờ Dòng Họ (chi tộc)

Trong các nhà thờ dòng họ hoặc nhà thờ chi tộc, đó là nơi gốc rễ và phát triển của các họ mạc, việc thờ cúng bài vị có ý nghĩa đặc biệt. Trong đó, người ta thờ cúng thủy tổ và các tổ phân chi, đại diện cho nguồn gốc và liên kết của dòng họ. Khi đến dịp giỗ tết, các tấm bài vị được mở ra, và trong ngày đó, tất cả thành viên nam trong họ đều tham gia lễ cúng, thể hiện lòng hiếu kính, tôn kính và nhớ ơn công lao của tổ tiên, đồng thời nhận thức về sự mạnh mẽ và xuất xứ của gia tộc

Ngoài ra, trong những nhà thờ này còn được lưu trữ các bài vị khác như gia tiên nhà trưởng và cũng có trường hợp thờ cúng Hậu (người đã hiến đất xây dựng nhà thờ). Đồng thời, những gia đình không có người kế tục có thể gửi tấm bài vị vào nhà thờ để thực hiện các nghi lễ giỗ.

Bài Vị Trên Bàn Thờ Gia Tiên

Trên bàn thờ gia tiên, có một tấm thẻ bài (tương đương với hình ảnh thờ hiện đại) được đặt để thờ cúng tổ tiên, ông bà và những người đã qua đời. Tấm thẻ bài này đại diện cho linh hồn của người thân đã khuất và được coi là sự hiển nhiên. Bởi vì điều này, mọi người luôn tin rằng: “Sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn” Trên tấm thẻ bài thường được ghi chú vai vế, thể hiện mối quan hệ của người đó. 

Trong thời kỳ chưa có công nghệ chụp ảnh, tấm thẻ bài thờ của gia tiên trở thành vật không thể thiếu trong mỗi gia đình. Do đó, khi phải rời xa “nơi chôn rau cắt rốn”, việc đầu tiên được mang theo là tấm bài vị của gia đình. Nếu không thể mang theo, khi đến nơi mới, người ta phải làm một tấm bài vị mới để thờ cúng tổ tiên

Hình ảnh Bài Vị sơn son thếp vàng được bài trí nơi gian thờ cúng của tư gia

Hình ảnh Bài Vị sơn son thếp vàng được bài trí nằm trong Ngai Thờ nơi gian thờ cúng của gia đình 

Trong nghi thức thờ cúng tổ tiên, việc sử dụng thẻ bài để thờ đã được thực hiện một cách cẩn thận và đầy đủ. Mỗi gia đình thường có bài vị thờ, và có trường hợp chỉ sử dụng một hoặc hai thẻ bài. Dưới đây là các thẻ bài cụ thể được sử dụng: 

  • Bài vị thờ tổ tiên được sử dụng trong lễ giỗ theo ngày mất của người đã qua đời, bao gồm:
    • Kỵ ông, bà
    • Cụ ông, bà
    • Ông, bà
    • Cha mẹ
  • Linh vị được sử dụng để thờ những người mất khi còn trẻ, gồm:
    • Bà tổ Cô
    • Ông tổ Mãnh

Bài Vị Trong Tư Gia (Thờ Thần Linh Bản Thổ)

Trong tư gia, bên cạnh việc thờ cúng các thần linh theo văn hóa làng xã và thờ cúng gia tiên, người Việt ta còn thờ cúng các vị thần linh bản gia, với hy vọng mang lại sự hòa hợp và thịnh vượng cho gia đình. Đặc biệt, đối với những hộ kinh doanh hay cửa hàng, việc này càng được coi trọng hơn. Các tấm thẻ thường được gọi chung là bài vị thổ công, bao gồm các vị thần sau đây:

  • Thổ địa (ông Địa): Thần linh đại diện cho trái đất, được thờ cúng nhằm bảo vệ và đem lại may mắn cho gia đình.
  • Táo quân (ông Táo): Thần linh đại diện cho chánh phủ thiên đình, thường được thờ cúng vào dịp Tết Nguyên Đán để báo cáo về hoạt động của gia đình và mang đi báo cáo trước thiên hạ.
  • Ngũ Phương Ngũ Thổ: Gồm năm vị thần linh đại diện cho năm hướng và ngũ hành, thường được thờ cúng để bảo vệ gia đình khỏi các thế lực xấu và đem lại sự bình an.
  • Thần tài: Thần linh đại diện cho tài lộc và thịnh vượng, được thờ cúng với hy vọng mang lại sự phát đạt và giàu sang cho gia đình.

Trong tục thờ bài vị thổ công này, người Việt ta luôn tỏ ra chu đáo và tôn trọng. Các tấm thẻ bài này thường có mặt trong mỗi gia đình, đôi khi chỉ có một hoặc hai chiếc, trong khi có những gia đình lại bày trưng rất nhiều thẻ bài. Tuy có thể khác nhau ở các vùng miền, nhưng việc thờ cúng các vị thần linh bản gia vẫn được duy trì đầy đủ và có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh của chúng ta.

Nghi Lễ Lập Thờ 

Nghi lễ lập thờ bài vị luôn tuân theo một trình tự cụ thể và từng bước theo tập tục văn hóa của từng loại bài vị. Các bước trong quá trình lập thờ có sự khác biệt rõ ràng giữa các tục lệ địa phương và giữa thờ tổ thần và thờ thánh. Trong khi đó, việc lập thẻ bài thờ thần linh bản gia thường không có mô tả chi tiết về các bước lập thờ.

Quá trình lập bài vị thờ gia tiên, chủ yếu tuân theo gia cảnh và địa vị xã hội của người đã mất, tạo nên những yếu tố đặc thù riêng. Tuy nhiên, trên cơ bản, quá trình này bao gồm ba bước chính: làm nhà trạm, đề chủ và phủng chủ. 

Không gian thờ cúng có các vật phẩm được bài trí chuẩn phong thuỷ

Không gian thờ cúng có các vật phẩm được bài trí chuẩn phong thuỷ  

Trong thời đại hiện đại, khi có người thân qua đời, việc lập thờ không thể được thực hiện ngay lập tức, do đó không thể tuân theo đầy đủ cả ba bước trên. Tuy vậy, những gia đình quan tâm vẫn cố gắng duy trì và tuân thủ những bước cần thiết. Khi đặt làm bài vị hoặc mua, gia chủ đã yêu cầu thợ khắc in đầy đủ nội dung trên thẻ bài.

Sau đó, trong ngày an vị, gia đình đến nghĩa trang để thỉnh vọng linh của người đã mất được ghi trên thẻ bài, sau đó quay về nhà để tiến hành nghi lễ. Những gia đình có điều kiện thường cẩn thận và chu đáo trong việc này, thường mời các sư hay thầy cúng đến để lễ an vị được tiến hành đầy đủ và tâm linh.

Nghi lễ lập bài vị thờ được thực hiện theo trình tự như vậy nhằm đảm bảo rằng linh hồn người đã mất biết đến thẻ bài nào để về đúng nơi, đúng chỗ. Để hiểu rõ hơn về các bước nghi lễ của người xưa, dưới đây là thông tin chi tiết:

  • Dựng nhà trạm và đề chủ cho người đã mất:

Trong thời xưa, việc lập thờ bài vị đòi hỏi tuân theo lễ nghi rất trọng vọng. Gia đình có người đã mất phải xây dựng nhà trạm gần nơi an táng và mời quan đến đó để thực hiện bước đề chủ (viết chữ lên thẻ thần chủ) trước khi hạ huyệt để chôn cất.

Đối với các gia đình quan lại, thường mời các quan chức, đặc biệt là những người có chức vị cao, có chân khoa bảng, đến đề chủ. Cha mẹ và ông bà đã mất nhưng được vua truy tặng danh hiệu, yêu cầu tổ chức một nghi lễ trang trọng. Nhà quan sẽ làm bài vị cầu kỳ để phù hợp với địa vị, mời quan chức đến đề chủ tại nhà thờ và ghi rõ danh hiệu đã được truy tặng.

Cũng có những gia đình mong muốn duy trì nền nếp truyền thống, đặc biệt là những gia đình thuộc tầng lớp tri thức. Trong trường hợp này, chỉ mời người thân bạn bè của người đã mất hoặc người thân của cha mẹ đến thực hiện bước đề chủ, với một lễ nghi đơn giản.

  • Phủng chủ bài vị:

Đối với nhà quan tước, việc phủng chủ bài vị là việc bưng bài vị đặt lên linh xa cũng rất quan trọng. Thường mời một vị quan có vị trí thấp hơn để đến phủng chủ, sau đó mang về đặt lên bàn thờ. Cần tổ chức một đoàn rước quan cho nghi vệ, xếp đặt nơi diễn ra lễ hành, tiếp đãi khách một cách trang trọng. Sau khi đã tiễn đưa quan về, gia đình phải tạ ơn bằng lễ vật và tiền.

Với những gia đình thông thường, các thành viên tự mình thực hiện việc phủng chủ bài vị, mặc dù đơn giản nhưng vẫn tuân thủ tục lệ.

Trên đây là một số thông tin về trình tự nghi lễ lập bài vị thờ của người xưa. 

mẫu bài vị gỗ cao câp mộc đục tay đẹp tinh sảo

Mẫu Bài Vị thờ gỗ Gụ được hoàn thiện phần mộc nhẵn mịn trước khi sơn thếp. 

Nguyên Tắc Viết Bài Vị Trong Thờ Tự

Nguyên Tắc Số Chữ Viết 

Theo quan niệm người xưa, số chữ viết trên bài vị tuân theo quy luật cung mệnh Sinh – Lão – Bệnh – Tử và luân hồi Quỷ – Khốc – Linh – Thính trong cõi âm. Do đó, số chữ viết trên bài vị được tính theo quy luật luân hồi như sau.

Trong việc viết bài vị, người xưa thường tránh tổng số chữ vào cung “Quỷ – Khốc”. Có câu thành ngữ “nhập Quỷ Khốc bất siêu sinh” để thể hiện điều này. Tức là chúng ta đếm tuần tự 4 chữ: Quỷ – Khốc – Linh – Thính, và sau đó lặp lại quy tắc này cho đến khi hết chữ trên bài vị. Hoặc có thể đếm tổng số chữ viết trên bài vị và chia cho 4, nhưng phải có số dư là 3 (không được có số dư là 1 hoặc 2). Cụ thể, chúng ta chọn theo nguyên tắc “Nam Linh, Nữ Thính”, tức là nam giới vào chữ Linh và nữ giới vào chữ Thính.

  • Nếu người được thờ là nam giới, chữ cuối cùng sẽ đếm vào chữ Linh (tổng số chữ chia 4 còn dư 3).
  • Nếu người được thờ là nữ giới, chữ cuối cùng sẽ đếm vào chữ Thính (tổng số chữ chia hết cho 4).

Quan điểm về việc sử dụng bốn chữ Quỷ – Khốc – Linh – Thính trong việc viết bài vị thờ gia tiên có thể khá đa dạng. Một số người cho rằng việc áp dụng quy tắc này là mê tín và không cần thiết, và hiện nay nên bỏ đi. Tuy nhiên, đây là một vấn đề tế nhị và phụ thuộc vào quan điểm tâm linh của từng người, từng gia đình, nên để mỗi người và gia đình tự quyết định trong việc này. Nếu nói rằng mê tín nên bỏ, thì còn rất nhiều thứ khác cũng có thể đặt vấn đề tương tự, ví dụ như xem ngày giờ tẩm liệm, giờ động quan, giờ hạ huyệt.

Viết Bài Vị Bằng Chữ Hán Nôm

Xưa kia, các tấm thẻ bài từ thờ thần thánh đến thờ gia tiên đều được viết bằng chữ Hán Nôm. Điều này phù hợp với thời đại đó, vì trong quá khứ, ông cha ta đều học chữ Hán Nôm. Điều này giúp cho người sống có thể nhìn vào bài vị và biết được thẻ bài đó thờ người nào, của tổ tiên nào, và khi cúng tế vị nào thì biết đưa tấm thẻ vào chính giữa. Ngay cả người đã mất cũng biết đâu là thẻ bài của mình để về hiện diện đúng chỗ, không xâm phạm vào chỗ của tổ tiên khác. 

Mẫu Bài Vị mộc đục tay 100%, gỗ cao cấp được hoàn thiện mộc tại xưởng Đồ Thờ Xuân Đính

Mẫu Bài Vị mộc đục tay 100%, gỗ cao cấp được hoàn thiện mộc tại xưởng Đồ Thờ Xuân Đính 

Trong các buổi lễ hội truyền thống của đình làng, nhà thờ hoặc trong các gia đình, khi nghe các cụ tấu chúc bằng cổ văn chữ Hán Nôm, thì sự uy nghi và tôn nghiêm trong tiềm thức của mọi người đều được thể hiện.

Ngày nay, khi có người thân trong gia đình mới mất, hầu hết các gia đình đều nhờ đến các sư hoặc các thầy cúng để viết chữ trên bài vị gia tiên. Vì vậy, các bài vị gia tiên vẫn được viết bằng chữ Hán Nôm, mặc dù có thể cả người sống và người đã mất đều không biết gì về những chữ này.

Điều này đã trở thành một “thói quen” và có lẽ vẫn còn suy nghĩ rằng nếu tấm thẻ bài thờ không được viết bằng chữ Hán Nôm thì sẽ được coi là “không nghiêm túc”, “không đẹp”, “không thật sự thương tiếc”. Ngoài ra, cũng có người cho rằng viết thế nào cũng được vì đã nhờ cậy, không quan trọng là chữ Hán Nôm hay chữ Việt, mà quan trọng là tấm lòng. Vì lẽ đó, từ đời này sang đời khác, từ người này đến người khác, bài vị gia tiên vẫn được viết bằng chữ Hán Nôm.

Viết Bài Vị Bằng Chữ Quốc Ngữ

Hiện nay, khi chúng ta và con cháu không còn học chữ Hán Nôm mà học chữ Quốc ngữ, vấn đề viết bài vị theo chữ nào và văn phong ra sao đang được quan tâm. Một số người cho rằng, viết bài vị bằng chữ và văn phong hiện hành (hay còn gọi là chữ Việt và văn phong hiện đại) sẽ dễ đọc, dễ hiểu và phù hợp với mọi người hiện nay. Tuy nhiên, có người cho rằng chữ Việt hiện hành không phải là chữ Việt của chúng ta, và chữ Nôm lại được lấy hình thể từ chữ Tàu, trong khi chữ hiện hành sử dụng ký tự La Tinh.

Vậy nên, khi viết bài vị, không biết nên dùng chữ nào và văn phong nào, và đối với các thánh thần thì nên dùng chữ nào? Ngoài ra, không nên phân biệt chữ Hán Nôm và chữ Việt hiện hành, vì có những chữ không có nguyên gốc Việt, hoặc nếu có thì không thể truyền đạt ý kính trọng một cách đầy đủ.

Ví dụ: khi nói về “tổ khảo” (ông nội), nếu viết bằng chữ Hán Nôm: “Tổ khảo Phùng quý công húy Văn Tín chi linh vị sẽ được chấp nhận dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nếu viết: “Ông nội Phùng quý công húy Văn Tín chi linh vị” kết hợp giữa Hán Việt và tiếng Việt thuần túy, thì nghe có phần lủng củng. Nếu chỉ sử dụng tiếng Việt thuần túy, viết: “Tấm thẻ thờ linh hồn ông nội Phùng Văn Tín”, thì sẽ giống như biển báo, mất đi sự tôn kính và trang trọng.

Trong việc viết bài vị, cần xem xét và tìm ra phương pháp phù hợp nhằm truyền tải ý nghĩa một cách trang trọng và tôn kính, không phân biệt chữ Hán Nôm và chữ Việt hiện hành, nhưng đảm bảo sự dễ hiểu và gần gũi với người đọc ngày nay. 

Mẫu phòng thờ đơn giản, Bài Vị được bài trí trong Ngai Thờ

Mẫu phòng thờ đơn giản, Bài Vị được bài trí trong Ngai Thờ  

Viết Bài Vị Thờ Gia Tiên Có Nên Ghi Vai Vế Của Người Đã Mất Không?

Câu hỏi đặt ra là liệu có nên ghi vai vế của người đã mất trong bài vị thờ gia tiên hay không? Trong trường hợp các thánh thần, vai vế được ghi rõ theo các tước vị như: thượng, trung, hạ. Với các thần chủ trong nhà thờ hoặc gia đình, thường được viết theo thứ tự đời số, như nhất, nhị, tam… và tiếp tục như vậy.

Tuy nhiên, đối với việc thờ gia tiên, chúng ta thường thấy rằng trong tấm thẻ thờ gia đình, vai vế của người đã mất được ghi dựa trên quan hệ và cách xưng hô của người cúng với người đã mất trong gia đình.

Ví dụ:

Hiển khảo, hiển tỷ = Cha, mẹ.

Tổ khảo, tổ tỷ = ông nội, bà nội.

Tằng tổ khảo, tằng tổ tỷ = cụ nội ông/ bà (ông cố, bà cố).

Cao tổ khảo, cao tổ tỷ = kị nội ông/ bà (ông sơ, bà sơ).

Một số người cho rằng việc ghi vai vế của người đã mất trong bài vị gia tiên tạo ra sự phiền phức, vì khi người chủ cúng qua đời, người kế nhiệm phải làm mới các bài vị cho các đời tiếp theo. Ví dụ, nếu người A là người chủ cúng, A thờ cúng cho 4 đời gồm cha mẹ, ông bà, cụ, kỵ và bài vị được lưu giữ cho 4 đời đó. Tuy nhiên, khi A mất và con của A, tức là B, trở thành người chủ cúng, B không chỉ phải lập bài vị cho cha mẹ mới mất (A), mà còn phải làm mới bài vị cho ông bà (thay vì cha mẹ), cụ (thay vì ông bà), kị (thay vì cụ).

Tuy vậy, việc ghi vai vế của người đã mất trong bài vị gia tiên là tùy thuộc vào quy trình và quy ước của mỗi gia đình. Mỗi gia đình có thể có quy định riêng về việc này. Quan trọng nhất là tôn trọng và tuân thủ các truyền thống và giá trị gia đình, để đảm bảo sự tôn kính và trân trọng đối với tổ tiên trong các nghi lễ cúng thờ gia đình. 

Bài Vị sơn son thiếp vàng được đặt bên trong Ngai Thờ chuẩn phong thuỷ

Bài Vị sơn son thiếp vàng được đặt bên trong Ngai Thờ chuẩn phong thuỷ 

Khi Nào Chôn Hoá Bài Vị

Trong các đình đền, nhà thờ đại tông và nhà thờ tư chi, các bài vị (thần chủ) như “bách thế bất dao chi chủ” không bao giờ được chôn hoặc hóa, mà được thờ cả đời để tôn kính mãi mãi. Nếu tấm thẻ bị hư hỏng sau một thời gian, trước tiên cần sửa chữa. Nếu không thể sửa được, thì phải thay mới tấm thẻ, nhưng không được vứt bỏ. 

Đối với thờ gia tiên, tấm thẻ bài thần chủ được thờ cho đến khi vị tổ có tên trên tấm thẻ lên đến bậc năm đời (tính từ thế hệ cuối cùng được thờ lên). Sau đó, bài vị được chôn ở trong nhà thờ theo quy tắc Ngũ đại mai thần chủ (năm đời thì chôn thần chủ). Các vị tổ kế tiếp có bài vị trong khám đương nhiên lên bậc theo thứ tự tiếp theo.

Từ năm đời trở lên, nếu có bài vị thờ, thì đã được chôn hoặc hóa đi, bởi vì những thần chủ trong năm đời đó đã trở về với tổ tiên trong nhà thờ họ, không cần cúng giỗ nữa, trừ khi là bài vị thủy tổ và tổ phân chi. Các vị tổ từ bậc năm đời, sáu đời, bảy đời và cao hơn, mặc dù không được cúng giỗ, nhưng được hưởng lễ cùng với thủy tổ và tổ phân chi trong nhà thờ đại tông và nhà thờ tư chi trong những ngày có cúng tế.

Những gia đình ở xa không thể gửi về nhà thờ, hoặc luôn tưởng nhớ tổ tiên, có thể tạo thẻ bài để thờ phụng mãi mãi, ví dụ như bài vị cửu huyền thất tổ, Đường thượng lịch đại… để tiếp tục tôn trọng và thờ phụng tổ tiên trong tương lai. 

Bài Vị Được Làm Từ Chất Liệu Gì Thì Bền Đẹp? 

Bài vị được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, chủ yếu được làm từ những chất liệu có độ bền cao như Gỗ Gụ, Gỗ Dổi, Gỗ Vàng Tâm mang lại sự trang nghiệm cho không gian thờ tự. Trước kia, Bài Vị thường được làm từ đồng nguyên khối vì có độ bền cao.Ngày nay, Bài Vị bằng đồng đang dần thay thế bằng gỗ, giấy và được trang trí với nhiều hoa văn hoạ tiết đẹp mắt. thường bàn thờ treo tường hay bàn thờ dứng được làm bằng gỗ thì bài vị cũng được làm từ gỗ để đảm bảo sự hài hoà cho không gian phòng thờ gia đinh, dòng họ

Trong văn hóa Việt Nam, bàn thờ là nơi linh thiêng nhất của ngôi nhà, được ví như "chốn ngự về" của gia tiên, thần linh. Người xưa quan niệm "trần sao âm vậy" con chúa có muốn sống no đủ, bình an, may mắn thì bàn thờ gia tiên phải đủ đầy, tươm tất, có như vậy bề trên mới phù hộ cho gia đình, dòng tộc. Việc thờ cúng tổ tiên được coi là một nét đẹp tâm linh, truyền thống và tôn kính gia đình, tổ tiên đã qua đời.

Với việc lựa chọn được mẫu bài vị gỗ cao cấp hợp phong thuỷ, hợp lễ nghi sẽ thể hiện được lòng thành kính của người sống đối với người đã mất. Vừa mang ý nghĩa tâm linh lại vừa có giá trị cao quý. Đây được xem là vật phẩm mang ý nghĩa tâm linh ảnh hưởng đến chính tài vận của mỗi gia đình hiện nay. 

phòng thờ đẹp cho ,mọi gia đình

Phòng thờ gia đình được bài trí chuẩn phong thuỷ tại Hà Nội  

Cách Đặt Bài Vị Chuẩn Phong Thủy Nhất Hiện Nay 

Việc thờ cúng bằng bài vị từ lâu đã không còn quá xa lạ đối với người Việt Nam. Vậy bài trí Bài Vị trên ban thờ như thế nào mới đúng? 

Đối với người Việt, Ban thờ luôn là nơi trang trọng linh thiêng trong gia đình. cách bày trí bàn thờ gia tiên luôn được sắp xếp một cách tỉ mỉ và cẩn thận chu đáo. Một số những điều quan trọng nhất chính là cách đặt di ảnh trên ban thờ gia tiên. bài vị ban thờ gia tiên là vật tượng trưng cho các vị tổ tiên mà gia chủ đang thờ cúng.

Nếu gia đình chỉ thờ cúng tổ tiên, thì bài vị sẽ được đặt ra chính giữa. Nếu thờ cúng nhiều người theo thế hệ thì cách sắp xếp ảnh trên ban thờ gia tiên sẽ theo quy luật nam tả (trái) - nữ hữu (phải). Số chữ viết trên bài vị phải chia hết cho 4 hoặc chia cho 4 còn dư 3 (không được dư 1 hoặc 2). Theo cách đếm tuần tự 4 chữ: Quỷ - Khốc - Linh - Thính, nếu là người nam thì phải vào chữ Linh (dư 3), người nữ vào chữ Thính (chia hết là được).  

Tương ứng nhìn từ bên ngoài vào ban thờ thì nam bên phải, nữ bên trái. Đây là cách sắp xếp ban thờ gia tiên theo tập tục từ xưa đến nay, không hề có sự thay đổi. Khi lựa chọn kích thước ảnh thờ, gia chủ nên lựa chọn kích thước sao cho phù hợp thể để khi nhìn tổng thể sẽ thấy cân đối, phù hợp hơn. 

Lưu Ý

Bài vị có thể đặt riêng trong Ngai thờ hoặc trong khám thờ. Nơi thích hợp nhất để đặt bài vị là trước nhà, tiền đường. Nếu sống ở nhà tầng thì nên đặt bài vị ở vị trí cao nhât. Tuyệt đối không đặt bài vị giáp với gian bếp, vệ sinh. Nếu bài vị đâm thẳng cửa lối đi thì gia chủ không nhận được tài lộc, may mắn, mà còn rước tai ương vào nhà. Tránh đặt bài vị đối diện với mặt phẳng có tính phản chiếu như gương, hồ cá. Tránh đặt bài vị dưới thanh xà ngang trên nóc nhà dễ tạo sự bí bách, nặng nề. Dưới chân bài vị không đặt các thiết bị như tivi, máy tính, loa... 

Mua Bài Vị Thờ Ở Đâu Uy Tín, Chất Lượng, Giá Tốt, Chuẩn Phong Thuỷ Mang Lại Tài Lộc? 

Hiện nay, trên thị trường đồ thờ cúng có rất nhiều cơ sở địa chỉ cung cấp các sản phẩm Bài vị thờ. Tuy nhiên đâu mới là cơ sở cung cấp các sản phẩm uy tín, chất lượng với giá cả tốt mới là điều mà nhiều gia chủ quan tâm. 

Đồ Thờ Xuân Đính là đơn vị chuyên sản xuất và cung cấp các sản phẩm nội thất đồ thờ uy tín, chất lượng. Chúng tôi có xưởng sản xuất lớn với đội ngũ nghệ nhân giỏi tại làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ truyền thống nổi tiếng được mệnh danh là cái nôi của nghề mộc tại Nam Định.  

 Giới thiệu về Làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Hải Minh và Cơ sở Đồ Thờ Xuân Đính 

Đồ Thờ Xuân Đính tự tin đem đến cho quý khách hàng trên thị trường những mẫu bài vị đẹp, hợp phong thuỷ với giá tốt nhất do chúng tôi trực tiếp phân phối mà không thông qua bên trung gian thứ ba. Chế độ bảo hành 10 - 15 năm tuỳ từng sản phẩm. 

Vậy là thông qua bài viết trên, quý gia chủ chắc hẳn đã hiểu hơn về tầm quan trọng của bài vị trong tín ngưỡng thờ cúng của Việt Nam ta, cũng như nắm được một số nguyên tắc cơ bản trong việc lập và sắp xếp bài vị trên ban thờ. Để tìm hiểu thêm về những đồ nội thất cần thiết trang trí cho ban thờ gia tiên, dòng họ thêm ấm cúng, mời mọi người hãy đọc những bài viết tiếp theo được đăng tải trên website: dothoxuandinh.vn nhé! 

THÔNG TIN LIÊN HỆ 

Cơ sở sản xuất: ĐỒ THỜ XUÂN ĐÍNH  - Chuyên thiết kế, trang trí nội thất đồ thờ Sơn Son Thếp Vàng, thi công hoàn thiện các công trình Tôn Giáo

  • Phật Giáo (nhà chùa, nhà thờ tổ, đền miếu, nội thất thượng tầng, đồ tế, cửa võng, câu đối, hoành phi, cuốn thư,...)

  • Công Giáo (nội thất nhà thờ, cung thánh, tượng, bàn lễ, chân nến, ghế lễ,...)

  • Sáng tác phục chế đồ gỗ, sản xuất đồ mỹ nghệ mới đẹp, giá tốt, chất lượng,uy tín.

Hotline: 0979.048.841 Mr Điền (call - zalo)

Địa chỉ: Làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ 2, Hải Minh, Hải Hậu, Nam Định.

Tin liên quan

TỔNG HỢP ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÁC LOẠI GỖ TỰ NHIÊN HIỆN NAY TỔNG HỢP ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÁC LOẠI GỖ TỰ NHIÊN HIỆN NAY
Đồ Thờ Xuân Đính chuyên tư vân - thiết kế- hoàn thiện thi công các công trình về nội thất đồ thờ Lương - Giáo. Trong suốt hơn 20 năm qua, chúng tôi đã luôn...
MÁCH BẠN CÁCH BÀI TRÍ CHUẨN PHONG THUỶ PHÒNG THỜ GIA TIÊN CHO KHÔNG GIAN NHỎ MÁCH BẠN CÁCH BÀI TRÍ CHUẨN PHONG THUỶ PHÒNG THỜ GIA TIÊN CHO KHÔNG GIAN NHỎ
Đồ Thờ Xuân Đính chuyên tư vân - thiết kế- hoàn thiện thi công các công trình về nội thất đồ thờ Lương - Giáo. Trong suốt hơn 20 năm qua, chúng tôi đã luôn...
MÊ MẨN VỚI NHỮNG MẪU CỬA VÕNG HOÀNH PHI CÂU ĐỐI ĐẸP TINH SẢO TẠI NAM ĐỊNH MÊ MẨN VỚI NHỮNG MẪU CỬA VÕNG HOÀNH PHI CÂU ĐỐI ĐẸP TINH SẢO TẠI NAM ĐỊNH
Đồ Thờ Xuân Đính chuyên tư vân - thiết kế- hoàn thiện thi công các công trình về nội thất đồ thờ Lương - Giáo. Trong suốt hơn 20 năm qua, chúng tôi đã luôn...
HÉ LỘ KIẾN THỨC VÀ ỨNG DỤNG CỦA GỖ GỤ TRONG CHẾ TÁC ĐỒ NỘI THẤT  HÉ LỘ KIẾN THỨC VÀ ỨNG DỤNG CỦA GỖ GỤ TRONG CHẾ TÁC ĐỒ NỘI THẤT
Đồ Thờ Xuân Đính chuyên tư vân - thiết kế- hoàn thiện thi công các công trình về nội thất đồ thờ Lương - Giáo. Trong suốt hơn 20 năm qua, chúng tôi đã luôn...
BẬT MÍ NGUYÊN TẮC VÀNG LỰA CHỌN CÂU ĐỐI CUỐN THƯ CHUẨN TỪNG CHI TIẾT BẬT MÍ NGUYÊN TẮC VÀNG LỰA CHỌN CÂU ĐỐI CUỐN THƯ CHUẨN TỪNG CHI TIẾT
Đồ Thờ Xuân Đính chuyên tư vân - thiết kế- hoàn thiện thi công các công trình về nội thất đồ thờ Lương - Giáo. Trong suốt hơn 20 năm qua, chúng tôi đã luôn...
KHÁM PHÁ NÉT ĐẸP VĂN HOÁ NGHỀ MỘC CỔ TRUYỀN VIỆT KHÁM PHÁ NÉT ĐẸP VĂN HOÁ NGHỀ MỘC CỔ TRUYỀN VIỆT
Đồ Thờ Xuân Đính chuyên tư vân - thiết kế- hoàn thiện thi công các công trình về nội thất đồ thờ Lương - Giáo. Trong suốt hơn 20 năm qua, chúng tôi đã luôn...
MÁCH BẠN CÁCH TREO HOÀNH PHI CÂU ĐỐI CHUẨN PHONG THUỶ KÍCH LỘC MÁCH BẠN CÁCH TREO HOÀNH PHI CÂU ĐỐI CHUẨN PHONG THUỶ KÍCH LỘC
Cách bố trí bàn thờ đúng cách, chuẩn phong thủy sẽ giúp gia đình êm ấm, bình an và mang đến nhiều tài lộc. Vậy cách bài trí bàn thờ gia tiên, thần linh như thế...
BẬT MÍ PHONG THỦY PHÒNG THỜ MỚI NHẤT 2023 BẬT MÍ PHONG THỦY PHÒNG THỜ MỚI NHẤT 2023
Cách bố trí phòng thờ đúng cách, chuẩn phong thủy sẽ giúp gia đình êm ấm, bình an và mang đến nhiều tài lộc. Vậy cách bài trí phòng thờ gia tiên, thần linh như...
GỢI Ý CÁCH SẮP XẾP KHUNG ẢNH THỜ CHUẨN PHONG THỦY NHẤT 2023 GỢI Ý CÁCH SẮP XẾP KHUNG ẢNH THỜ CHUẨN PHONG THỦY NHẤT 2023
Đồ Thờ Xuân Đính chuyên tư vân - thiết kế- hoàn thiện thi công các công trình về nội thất đồ thờ Lương - Giáo. Trong suốt hơn 20 năm qua, chúng tôi đã luôn...
99+ MẪU CỬA VÕNG GỖ CAO CẤP BỀN ĐẸP CHUẨN PHONG THỦY 2023 TẠI NINH BÌNH 99+ MẪU CỬA VÕNG GỖ CAO CẤP BỀN ĐẸP CHUẨN PHONG THỦY 2023 TẠI NINH BÌNH
Đồ Thờ Xuân Đính chuyên tư vân - thiết kế- hoàn thiện thi công các công trình về nội thất đồ thờ Lương - Giáo. Trong suốt hơn 20 năm qua, chúng tôi đã luôn...

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Danh mục sản phẩm

KHÁM PHÁ QUÁ TRÌNH THIẾP VÀNG 9999 CỬA VÕNG TẠI ĐÌNH TRÀNG AN - NINH BÌNH KHÁM PHÁ QUÁ TRÌNH THIẾP VÀNG 9999 CỬA VÕNG TẠI ĐÌNH TRÀNG AN - NINH BÌNH
Với nghề truyền thống từ hơn 20 năm về trước trong ngành sản xuất và cung cấp nội thất đồ thờ, sơn son thếp vàng… Đồ Thờ Xuân Đính từ hào là một trong...

TÒA THỜ CÔNG GIÁO THẾP ĐIỂM VÀNG 9999 ĐẸP SANG TRỌNG ĐẲNG CẤP TẠI NAM ĐỊNH TÒA THỜ CÔNG GIÁO THẾP ĐIỂM VÀNG 9999 ĐẸP SANG TRỌNG ĐẲNG CẤP TẠI NAM ĐỊNH
Toà thờ Công giáo Tân Cổ Điển là mẫu Toà mang phong cách kiến trúc Công giáo, được kết hợp giữa các yếu tố kiến trúc Cổ điển & Hiện đại. Phong cách này...

MẪU KHUNG ẢNH THỜ MỚI NHẤT ĐẸP CHUẨN PHONG THỦY TẠI NAM ĐỊNH MẪU KHUNG ẢNH THỜ MỚI NHẤT ĐẸP CHUẨN PHONG THỦY TẠI NAM ĐỊNH
Khung ảnh thờ dùng để đặt di ảnh của người đã khuất một cách trang trọng sau bát hương với mục đích tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên đã khuất. Trên khung...

MÊ MẨN VỚI NHỮNG MẪU CỬA VÕNG HOÀNH PHI CÂU ĐỐI ĐẸP TINH SẢO TẠI NAM ĐỊNH MÊ MẨN VỚI NHỮNG MẪU CỬA VÕNG HOÀNH PHI CÂU ĐỐI ĐẸP TINH SẢO TẠI NAM ĐỊNH
Đồ Thờ Xuân Đính chuyên tư vân - thiết kế- hoàn thiện thi công các công trình về nội thất đồ thờ Lương - Giáo. Trong suốt hơn 20 năm qua, chúng tôi đã luôn...

HÉ LỘ KIẾN THỨC VÀ ỨNG DỤNG CỦA GỖ GỤ TRONG CHẾ TÁC ĐỒ NỘI THẤT  HÉ LỘ KIẾN THỨC VÀ ỨNG DỤNG CỦA GỖ GỤ TRONG CHẾ TÁC ĐỒ NỘI THẤT
Đồ Thờ Xuân Đính chuyên tư vân - thiết kế- hoàn thiện thi công các công trình về nội thất đồ thờ Lương - Giáo. Trong suốt hơn 20 năm qua, chúng tôi đã luôn...

TỔNG HỢP ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÁC LOẠI GỖ TỰ NHIÊN HIỆN NAY TỔNG HỢP ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÁC LOẠI GỖ TỰ NHIÊN HIỆN NAY
Đồ Thờ Xuân Đính chuyên tư vân - thiết kế- hoàn thiện thi công các công trình về nội thất đồ thờ Lương - Giáo. Trong suốt hơn 20 năm qua, chúng tôi đã luôn...

 HOÀN THIỆN LẮP ĐẶT NỘI THẤT ĐỒ THỜ TẠI CHÙA TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA HOÀN THIỆN LẮP ĐẶT NỘI THẤT ĐỒ THỜ TẠI CHÙA TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA
Đồ thờ cúng có ý nghĩa quan trọng trong thế giới tâm linh, đồng thời thể hiện lòng thành tâm hiếu nghĩa đối với người đã khuất. Vì thế...

THIẾT KẾ & HOÀN THIỆN NỘI THẤT PHÒNG THỜ CHO GIA CHỦ TẠI CẦU GIẤY - HÀ NỘI THIẾT KẾ & HOÀN THIỆN NỘI THẤT PHÒNG THỜ CHO GIA CHỦ TẠI CẦU GIẤY - HÀ NỘI
Theo truyền thống lâu đời của người Việt Nam, không gian thờ cúng ông bà, tổ tiên… là nơi rất linh thiêng và trang trọng. Bởi vậy, việc thiết kế không gian...

CUỐN THƯ - CỬA VÕNG - CÂU ĐỐI THỜ CHO GIA CHỦ TẠI HÀ NỘI CUỐN THƯ - CỬA VÕNG - CÂU ĐỐI THỜ CHO GIA CHỦ TẠI HÀ NỘI
Cửa võng - Cuốn thư - Câu đối thờ thường được dùng để trang trí cho không gian thờ cúng tư gia, từ đường, đình chùa đền và trong thờ cúng của đạo Mẫu...

Khách hàng đánh giá
Đối tác
ĐỒ THỜ XUÂN ĐÍNH

Địa chỉ

Làng Nghề Đồ Gỗ Mỹ Nghệ 2, Hải Minh, Hải Hậu, Nam Định.

Email

Dothoxuandinh.nguyendien@gmail.com nguyendien1309@gmail.com

Hotline

0979048841
© Bản quyền thuộc về ĐỒ THỜ XUÂN ĐÍNH. Thiết kế bởi hpsoft.vn

  

Gọi ngay: 0979048841
messenger icon zalo icon